Bị sa thải ư? Chuyện nhỏ!
Đây là cơ hội tốt để bạn có thể gặp trực tiếp nhà tuyển dụng và có thêm được mối quan hệ với những ứng viên khác. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được công việc mới.
Việc bị sa thải chỉ đơn giản là bạn mang theo một thùng carton chứa đồ dùng cá nhân từ nơi này đến một nơi khác mà thôi.
Theo khảo sát của công ty Bullhorn Reach năm 2012, 78% nhà tuyển dụng xếp việc bị sa thải là mối nguy hiểm lớn ngăn cản bạn tìm việc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng bạn không có năng lực hoặc các nhà tuyển dụng khác sẽ không bao giờ nhận bạn vào làm. Paul Anderson, giám đốc điều hành của công ty tư vấn ProLango đã nói rằng: “Đôi khi việc bị sa thải là một phước lành, một món quà rơi từ trên trời xuống. Và bạn cần tận dụng nó để tự suy nghĩ tìm đến một công việc mới tốt hơn”.
Dưới đây là một số cách giúp bạn tự định hướng và tìm cho mình một công việc tốt hơn sau khi bị sa thải:
1
Tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị sa thải
Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân khiến mình bị sa thải
Một vài nhân viên sau khi bị sa thải vẫn không hiểu tại sao công việc mình hoàn thành lại không đúng như yêu cầu của sếp. Theo Garry Crispin, đồng sáng lập của CareerXroads: “Thật khó để mọi người chấp nhận sai lầm của mình”. Đứng dậy và tiếp tục sau thất bại, nhưng bạn phải biết chấp nhận thiếu sót của mình để tránh sau này lặp lại.
2
Tìm được một người bạn luôn nói sự thật với bạn
Người bạn này sẽ đánh giá một cách khách quan nhất nguyên nhân bạn bị sa thải, từ bạn và từ cả nhà tuyển dụng của bạn. Đặc biệt, nếu người bạn ấy đã từng trải qua việc bị sa thải, anh/cô ấy sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích trong việc phục hồi tinh thần cũng như tìm việc mới.
3
Lập một danh sách những công việc bạn đã làm được ở công ty cũ
Lập một danh sách những gì bạn đã làm được và chưa làm được ở công ty cũ
để biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình
Thông qua việc này, bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về việc tại sao bạn lại không đáp ứng được yêu cầu của sếp. Trong danh sách này, nên đưa ra các câu hỏi: Bạn đã làm được những gì?; Kết quả đạt được ra sao?; Có những điều gì mà bạn không chắc chắn khi làm việc?; Bạn cần tìm hiểu thêm những gì?… Từ những câu hỏi này, bạn sẽ biết mình cần phát huy và cải thiện những gì trong công việc sắp tới.
4
Xin đi thực tập, làm tình nguyện hoặc làm công việc tự do
Hãy khiến bản thân bận rộn, tránh những khoảng thời gian nhàn rỗi kéo dài. Việc này sẽ tạo thói quen làm việc cho bạn và giúp cải thiện CV của bạn. Ngoài ra, bạn còn có thêm được những kĩ năng mềm hữu ích.
5
Tham dự những sự kiện tuyển dụng
Tham gia các buổi hội thảo, sự kiện về tuyển dụng để có thêm cơ hội tìm việc
Đây là cơ hội tốt để bạn có thể gặp trực tiếp nhà tuyển dụng và có thêm được mối quan hệ với những ứng viên khác. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được công việc mới.
6
Thử sức với một lĩnh vực hoàn toàn mới
Những công việc, nhiệm vụ mới mẻ có thể giúp bạn thỏa mãn nhiều hơn so với công việc cũ. Và biết đâu bạn có thể tiến xa hơn trong lĩnh vực mới này.
Leave a Reply