Lỗi cần tránh khi quản lý nhân viên lớn tuổi hơn

Vì tôi không thể của mình, tôi đã không làm đúng vai trò của mình như một người sếp là phải giúp nhân viên mình thành công.

Tôi có thời gian quản lý nhân viên đồng trang lứa với mình và chủ yếu họ làm bán thời gian. Lúc đó, tôi vừa mới tốt nghiệp nên cũng không chênh lệch tuổi tác nhiều, và dễ dàng kết thân với họ cả trong công việc lẫn những việc cá nhân.

Sau đó, tôi được nhận vào một công ty phần mềm nổi tiếng. Ngày đầu tiên đi làm, tôi nhận ra một trong những thử thách của mình là nhân viên cấp dưới của tôi đều lớn hơn tôi từ 10-15 tuổi.

Khi biết điều này, tôi đã có những suy nghĩ khá cứng nhắc về những nhân viên này và tôi đã nhanh chóng hiểu rằng tôi đã mắc lỗi khi đưa ra những nhận định chủ quan quá sớm.

age-discrimination-in-the-workplace1

(Nguồn: Internet)

Nếu như bạn là một người quản lý mới bắt đầu làm việc tại một công ty, đừng phạm sai lầm như tôi. Tôi đã mắc 4 lỗi dưới đây và tôi muốn chia sẻ nếu bạn có hơn:

Lỗi #1: Phải đồng trang lứa thì mới thấu hiểu được nhân viên

Khi tôi quản lý sinh viên làm việc bán thời gian, tôi biết chính xác cuộc sống của họ thế nào vì tôi vừa trải qua những tháng năm đó. Tôi có thể đồng cảm với họ và trao đổi thoải mái hằng ngày.

Đến công ty phần mềm, nhân viên của tôi đều lớn tuổi hơn và phần đông đã lập gia đình, có con cái, thậm chí có người còn có cả cháu. Tôi tất nhiên chưa đến giai đoạn đó trong cuộc đời, và thấy rằng mình khó có thể đồng cảm với cuộc sống của họ. Giải pháp của tôi là càng ít nói chuyện với họ càng tốt, vì họ sẽ không nhận ra sự khác biệt giữa tôi và họ về vấn đề này.

Sau này khi nhìn lại, tôi thấy việc làm này của mình thật ngây thơ. Ngay cả khi bạn không ở vị trí của họ, bạn vẫn có thể hỏi thăm về những vấn đề trong cuộc sống. Bạn có thể không đưa ra được lời khuyên (và cũng không phải là việc bạn nên làm), nhưng bạn vẫn nên hỏi han về gia đình họ, kinh nghiệm làm việc, và niềm đam mê trong công việc. Đây là những điểm chung giữa bạn và họ trong cuộc sống hàng ngày, dù họ có chênh lệch tuổi tác với bạn.

Dành thời gian nói chuyện với nhân viên sẽ giúp bạn hiểu thêm về họ – động lực làm việc, cách họ học hỏi và giao tiếp, và những điều quan trọng với họ trong cuộc đời – và việc làm này sẽ giúp bạn trở thành một người quản lý hiệu quả hơn.

Lỗi #2: Bạn là sếp, vì thể bạn biết nhiều hơn người khác

Khi tôi tiếp nhận vị trí quản lý tại công ty phần mềm, kỹ năng về kỹ thuật của tôi chỉ gói gọn trong Microsoft Word, và tôi không muốn nhân viên mình biết điều này. Vì thế tôi tự mình ra quyết định và đề ra các quy trình mà không màng hỏi han ai. Khi các dự án không tiến triển như tôi mong đợi, tôi nhận ra rằng tôi đã không làm việc thông minh khi không có ý kiến đóng góp của họ.

Một trong những lỗi lớn nhất mà một nhà quản lý (ở tất cả các độ tuổi) có thể mắc phải là từ chối học hỏi thêm từ các thành viên khác. Thực ra, nhân viên lớn tuổi là một kho kiến thức mà bạn có thể tận dụng để thích nghi với vị trí quản lý. Họ đã làm việc lâu năm cho công ty hoặc trong ngành nghề mà bạn đang làm, nên họ biết việc nào mang lại hiệu quả tốt và việc nào không. Họ nắm rõ về các vấn đề kỹ thuật và hiểu khách hàng hơn ai hết.

Vì vậy mối ngày tôi đều học hỏi từ họ, xem họ có gặp vấn đề tương tự trước đây hay chưa, nếu có thì họ giải quyết thế nào. Tôi nhờ họ đóng góp ý kiến cho quy trình làm việc tôi đề ra, và họ sẽ đề xuất gì thêm để tăng hiệu quả công việc.

Họ đều có những ý tưởng rất hay và luôn muốn chia sẻ, và mong rằng họ là một thành viên trong quá trình quyết định. Họ cũng rất hăm hở trong việc truyền đạt kiến thức của mình. Việc họ làm việc lâu dài tại công ty cho thấy rằng họ đang đầu tư bản thân vào công việc và lúc nào cũng mong muốn thành công.

Lỗi #3: Nhân viên lớn tuổi không cần học thêm (hoặc ngược lại là “Họ phải học thêm nhiều hơn ai hết”)

Tôi có hai luồng suy nghĩ: Khi tôi quản lý nhân viên lớn tuổi hơn, tôi cho rằng họ đã làm việc trong ngành quá lâu nên họ phải biết hết về phần mềm và hệ thống trong công ty. Tuy nhiên, tôi cũng có nghĩ rằng vì họ lớn tuổi nên họ không thông thạo công nghệ và cần được đào tạo nhiều để cập nhật kiến thức.

Sau đó tôi biết hai luồng suy nghĩ này đều không đúng.

Dù tuổi tác bao nhiêu đi chăng nữa, mỗi người đều cần học những điều khác nhau. Tôi thấy rằng tôi nên quan sát cách họ làm việc, xem họ còn thiếu sót gì và cần đào tạo thêm ở mảng nào. Những nhân viên nào mạnh ở những việc nhất định còn có thể hướng dẫn cho nhân viên khác và vì thế tạo ra được môi trường học hỏi và đào tạo lẫn nhau giữa các thành viên trong công ty.

Lỗi #4: Họ không tôn trọng bạn vì bạn nhỏ tuổi hơn

Ngay khi tôi biết sự chênh lệch tuổi tác, tôi đã lập tức nghĩ rằng “Họ sẽ không bao giờ tôn trọng một con bé chỉ vừa tốt nghiệp đại học”, và tệ hơn là tôi đã để những suy nghĩ này len lỏi vào cách quản lý của mình – tôi ngại đối mặt với nhân viên lớn tuổi hơn mình vì nghĩ rằng họ sẽ không tiếp nhận phản hồi của tôi vì tôi còn quá trẻ.

Đây là lỗi lầm lớn nhất và phải trả giá đắt của tôi. Tôi không để nhân viên mình chịu trách nhiệm về việc họ làm và càng ngày càng làm kém hiệu quả. Vì tôi không thể quản lý nhân viên của mình, tôi đã không làm đúng vai trò của mình như một người sếp là phải giúp nhân viên mình thành công.

Có thể nhân viên của tôi đã dò xét tuổi tác của tôi, nhưng vấn đề chính ở đây là tôi có thể nhận được sự tôn trọng từ họ nếu như tôi hoàn thành tốt công việc của mình. Là một người quản lý, nếu như bạn hướng dẫn nhân viên hiệu quả, giúp họ hiểu và cải thiện lỗi, cung cấp các chương trình đào tạo họ cần, và ghi nhận thành quả của họ, bạn sẽ có được sự tôn trọng, bất kể tuổi của bạn là bao nhiêu.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *