Cách lập kế hoạch tài chính cá nhân cho năm mới

Bạn biết , bạn cũng đã biết cách cắt giảm chi phí. Tuy nhiên nếu thu nhập ít ỏi, bạn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng “túng thiếu” và trở lại thói quen chi tiêu cũ.

Bạn Đã Lên Kế Hoạch Tài Chính Cho Năm Mới?

Năm mới là lúc bạn đề ra các mục tiêu và cột mốc tiếp theo cho mình, và kế hoạch tài chính của bạn cần phải đi song hành với những mục tiêu này.

Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn định hình được kế hoạch cho riêng mình.

Mục tiêu tài chính năm nay của bạn là gì?

Có thể năm ngoái bạn đã để dành tiền đi du lịch nước ngoài, nhưng từ năm nay bạn muốn để dành tiền mua nhà. Nếu bạn đã gần tuổi hưu thì bạn nên dành dụm nhiều hơn nữa.
23743407824_d52d5a426b_b
Bạn cố gắng đưa ra những mục tiêu thật cụ thể. Ví dụ thay vì chỉ nói “Tôi muốn để dành tiền”, bạn hãy có những cột mốc nhất định như “Tôi muốn thêm 10 triệu vào quỹ khẩn cấp” để giúp mình có động lực rõ ràng hơn và có kế hoạch dự tính ngân sách cũng như cân đối chi tiêu cho phù hợp.

Bạn dành ưu tiên cho những mục tiêu cá nhân nào trong năm nay?

Bạn phải nghĩ đến những mục tiêu sẽ có tác động lớn đến ngân sách của bạn.

Bạn có muốn dành thời gian với bạn bè hay người thân nhiều hơn? Nếu vậy bạn hãy thêm một phần “hào hứng” trong kế hoạch tài chính của mình cho các hoạt động như ăn uống, xem phim, và giải trí cuối tuần. Bạn có tham gia các hoạt động tình nguyện hay đóng góp phần nào cho các tổ chức này? Nếu có thì bạn hãy dành riêng ra khoản đóng góp dành cho các tổ chức từ thiện này.

Khi nhắc tới tiền bạc, bạn hay dễ dàng rơi vào tình huống là chỉ để các mục tiêu tài chính quyết định mức chi tiêu của bạn. Cuộc sống của bạn có nhiều điều quý giá, do đó hãy cho phép bản thân bạn quyết định dựa trên các ưu tiên cá nhân trong cuộc sống của bạn. Bạn sẽ vui vẻ hơn, hài lòng hơn với chi tiêu của mình và thực hiện kế hoạch bạn đã đặt ra một cách thoải mái hơn.

Kế hoạch năm trước của bạn cần khắc phục gì?

Năm mới hãy nhìn lại xem bạn đã thực hiện tốt và chưa tốt những gì trong năm trước đó, kể cả những hạng mục mà bạn đã chi tiêu ngoài ngân sách dự tính.

Bạn chỉ có thể cải thiện tình hình năm nay nếu như bạn biết năm vừa qua mình đã chi vượt mức khoản nào. Bạn hãy dành ra một ít thời gian để xem lại trong 12 tháng và xác định những khoản nào không phù hợp. Từ đó bạn xem mình sẽ khắc phục thế nào cho năm nay.

Bạn nên có một khoản dành riênh hàng tháng cho khoản tiền tiết kiệm và tiền để dành về hưu. Bạn có thể cũng phải “thắt lung buộc bụng” thêm chút nữa. Tóm lại là khi bạn biết vấn đề ở chỗ nào thì bạn sẽ thực hiện dễ dàng hơn.

Những khoản chi bắt buộc của bạn là gì?
24003848989_f7b5075771_b
Sau khi xác định được mục tiêu, ưu tiên và điểm yếu trong kế hoạch tài chính của mình, bạn hãy bắt đầu phân bổ ngân sách.Những chi phí nào bạn bắt buộc phải chi tiêu hàng tháng: điện, nước, internet, bảo hiểm, tiền trả góp…? Đây là những khoản mà bạn phải đưa vào kế hoạch trước và phân bổ lại dựa trên mức thu nhập của bạn. Phần tiền còn lại sau khi trừ các khoản này là số tiền tối đa bạn có thể dùng cho những việc còn lại.

Bạn có thể để dành mỗi tháng bao nhiêu tiền?

Bây giờ bạn đã biết mình còn lại bao nhiêu tiền sau khi trừ các khoản chi phí bắt buộc, và bạn phải đề ra một khoản tiền để dành riêng biệt. Số tiền này có thể bao gồm những mục tiêu dài hạn của bạn, như để dành nghỉ hưu, hoặc ngắn hạn như chuyến du lịch. Bạn xem mình muốn để dành cho những khoản nào trong năm nay và sắp xếp theo thứ tự cần thiết của bạn.

Đối với những mục tiêu như tiền dành về hưu, bạn phải dành riêng hẳn ra một khoản mỗi tháng. Những việc khác như du lịch hoặc khoản chi nhiều tiền (mua xe cộ chẳng hạn) có thể tiến hành tuần tự, ví dụ 3 tháng đầu năm bạn để dành tiền để mua xe mới, sau đó hãy mua vật dụng nào khác hơn là mua nhiều thứ cùng một lúc và bạn không còn khoản nào để dành cho riêng mình.

Để khoản tiền tiết kiệm của bạn không bị ảnh hưởng, ngay sau khi nhận lương hãy trích ra khoản này và chuyển trực tiếp sang tài khoản tiết kiệm. Điều này sẽ giúp bạn không chi tiêu quá mức bạn đã đặt ra và phần tiết kiệm này được đảm bảo duy trì.

Điều gì hay khiến bạn chi tiêu quá đà?

Quản lý tài chính là cắt giảm chi tiêu, nhưng bạn phải xem bạn hay chi quá đà trong những tình huống nào để biết mà hạn chế.

Có lúc nào bạn đã không kiểm soát được mình và không ngần ngại rút thẻ tín dụng ra, ngay cả khi việc bạn mua là cần thiết (ví dụ hàng đang khuyến mãi)? Bạn có xu hướng chạy theo khuyến mãi sau khi nhìn thấy trên email? Nếu vậy thì đừng nhận email của các thương hiệu. Bạn có mua sắm nhiều hơn khi đi cùng bạn bè? Nếu có thì hãy xem những hoạt động nào gắn kết mọi người ngoài việc mua sắm để bạn có thể bỏ thẻ tín dụng ở nhà.

Bạn có thể cho mình dao động bao nhiêu?

Bạn biết cách quản lý tài chính, bạn cũng đã biết cách cắt giảm chi phí. Tuy nhiên nếu thu nhập ít ỏi, bạn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng “túng thiếu” và trở lại thói quen chi tiêu cũ.

Để tránh trường hợp này, bạn hãy xem mình nên “hy sinh” những gì. Có thể bạn không ăn tiệm hay nhà hàng nhiều, nhưng vẫn có thể tự thưởng cho mình một ly latte ngon lành mỗi tuần một lần. Bạn có thể có niềm vui từ những khoản chi ít tiền để đảm bảo kế hoạch của bạn luôn được tiến hành sát sao.

Cuối cùng, bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý cho những khoản chi tiêu bất ngờ xảy đến. Ví dụ như bạn đã sắp xếp đâu vào đấy nhưng đột ngột xe bạn hư hỏng và bạn không có tiền sửa xe? Do đó hãy dành thêm một ít cho các khoản này hàng tháng để bạn vẫn có tiền chi tiêu khi việc không hay xảy đến.

Nếu bạn vẫn chưa có kế hoạch cụ thể thì hãy thực hiện ngay các bước trên đây nhé. Năm mới là thời điểm hoàn hảo nhất để sắp xếp và ổn định nguồn tài chính của bạn. Hãy trung thực với bản thân và thực tế khi bạn đề ra kế hoạch năm mới và bạn sẽ có nguồn tài chính vững vàng suốt năm.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *